0369.468.686

Dịch vụ ép cọc bê tông cốt thép

5/5 - (100 bình chọn)

DỊCH VỤ ÉP CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP

Ở thời đại hiện nay khi chúng ta bắt đầu xây dựng lên một ngôi nhà mới, việc chúng ta cần làm đầu tiên chính là có được một trong những cái cọc móng nhà thật chắc chắn. Cho nên việc đầu tiên chúng ta cần làm là phải ép được những chiếc cọc thật là chất lượng và đầy đủ nguyên liệu.

Vậy làm thế nào để có được ép được một chiếc cọc bê tông chất lượng thì bạn hãy cũng chúng tôi tìm hiểu về ép cọc bê tông như thế nào ở bài viết này nhé !

ÉP CỌC BÊ TÔNG LÀ GÌ.

Từ trước đến nay bạn chưa bao giờ tự xây dựng lên được một ngôi nhà nhỏ cho riêng mình, cho nên khi nghe một ai đó nói về việc ép cọc bê tông cho ngôi nhà của bạn để được chắc chắn hơn, có lẽ lúc đó bạn sẽ đặt câu hỏi cho họ rằng, ép cọc bê tông là gì ? Và nó như thế nào đúng không.

Ép cọc bê tông là chúng ta sử dụng một dàn ép thủy lực có chất tải đối trọng lớn để có thể đưa vào lòng đất mà không gây ra một tiếng ồn nào bên ngoài và cũng không ảnh hưởng tới ngôi nhà bên cạnh cũng như chấn động như việc bạn sử dụng búa hay một vật khác đóng lên thông thường.

Việc chúng ta sử dụng ép cọc được dừng lại khi đầu cọc đã ngàm vào lớp địa chất cứng hoặc lực trọng đã đạt đến một tải trọng Pmax. Với ở thời điểm hiện tại thì rất nhiều người dân sử dụng máy ép cọc bê tông khá phổ biến trong ngôi nhà của mình hay là các công trình xây dựng.

CÓ BAO NHIÊU LOẠI CỌC ÉP BÊ TÔNG.

Ép cọc bê tông cốt thép hiện nay được sử dụng khá phổ biến cho các hệ móng nhà hay công trình xây dựng. Cọc ép bê tông hiện nay được sử dụng nhiều nhất đó chính là 2 loại đó là cọc bê tông li tâm tiết diện tròn và cọc bê tông cốt thép tiết diện vuông.

CỌC BÊ TÔNG LI TÂM TIẾT DIỆN TRÒN.

Là một loại cọc tròn có đường kính 300, 350, 400, 450, 500, 600, 700, 800. Được sản xuất tại nhà máy theo băng chuyền chuyên nghiệp. Cốt thép được cấu tạo từ những sợi cáp được căng kéo theo một ứng lực trước, Loại cọc này được đổ bê tông theo phương pháp quay li tâm và được đun nóng trong lò hơi ở nhiệt độ cao rơi vào khoảng 100 độ C.

CỌC BÊ TÔNG CỐT THÉP TIẾT DIỆN VUÔNG.

Là một loại cọc bê tông có tiết diện hình vuông 200×200, 250×250, 300×300, 350×350…vv. Được các kỹ thuật viên đúc theo một phương pháp thủ công. Cốt thép được các kỹ thuật viên sử dụng là loại cốt thép trơn hoặc gân tùy theo thiết kiếm.

Sau khi gia công xong sẽ được đưa vào lồng thép sẽ được đưa vào khuôn đúc và đổ một lớp bê tông tươi hoặc loại bê tông trộn tại chỗ. Sau khi đã được đổ bê tông xong, cọc được che phủ bẳng một lớp vải ướt, bao bổ và tưới nước dưỡng ẩm thường xuyên đến khi đạt được cường độ thì sẽ được mang vào quy trình ép cọc.

CẤU TẠO CỦA MÓNG CỌC BÊ TÔNG.

Trong công việc xử lý nền móng, móng cọc được sử dụng vào công việc chịu tải cho công tình phái bên trên và tạo được một cường độ vững chắc cho nền móng. Cấu tạo cảu móng cọc bao gồm phần cọc bê tông và đài cọc.

Trong đó bộ phận cọc với loại cọc bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi nhất cho đến thời điểm hiện nay. Vậy nó được cấu tạo như thế nào bạn có thể tham khảo một số đoạn văn ở dưới nhé.

PHẦN CỌC BÊ TÔNG.

Cọc là bộ phận có độ dài lớn với tiết diện ngang rộng.Cọc là bộ phận dược đóng vào lòng đất để truyền tải trọng công trình xuống sâu hơn nhằm tạo sự kiên cố cho công trình. Trong đó, loại cọc bê tông cốt thép đúc sẵn có khả năng chịu tải lớn, chất lượng đảm bảo và có thể chịu lực đứng hoặc lực ngang đều tốt.

Cọc bê tông có cấu tao bao gồm đoạn cọc mũi thường có đầu nhọn, đoạn nối có hai đầu giống nhau và phần móc cẩu có tác dụng tron việc di chuyển và thi công đóng cọc bê tông.

PHẦN ĐÀI CỌC.

Đài cọc là bộ phận sử dụng để liên kết các cọc lại và có tác dụng phân bổ lực giúp đảm bảo cân bằng lực cho toàn bộ bề mặt và toàn bộ diện tích phần nền móng. Đài cọc thường phân ra thành đài cứng và đài mềm.

KÍCH THƯỚC CƠ BẢN CỦA ĐÀI :

Khoảng cách từ trung tâm của cột biên tới mép của đài không nên nhỏ hơn đường kính của cột, đường kính hoặc chiều dài cạnh bình quân của cọc, khoảng cách tính từ cọc tới mép đài không nên nhỏ hơn 150mm.

Bề rộng bản đáy của đài cọc hai hàng hoặc đài cọc một hàng không nên nhỏ hơn 2 lần đường kính hoặc chiều dài cạnh cọc, cũng không nên nhỏ hơn 600mm, khoảng cách tính từ mép cọc tới mép đài không nên nhỏ hơn 150mm.

Độ dày của đài móng cọc phải căn cứ vào yêu cầu của kết cấu bên trên để xác định, và độ dày này tính từ mặt lớp đệm lên không được nhỏ hơn 300mm, khi đài hình côn, độ dày của mép đài cũng không được nhỏ hơn 300mm.

VÌ SAO BẠN CẦN PHẢI ÉP CỌC BÊ TÔNG.

Khi bạn đã tìm đến việc ép cọc bê tông thì bạn cũng đã hiểu một phẩn nào đó trong công việc ép cọc bê tông cho công trình hay ngôi nhà của bạn rồi đúng không. Nhưng để chắc chắn hơn và hiểu rõ hơn về nó thì chúng tôi hôm nay sẽ giúp cho bạn hiểu thêm về việc tại sao bạn cần phải ép cọc bê tông trước khi hoàn thiện công trình hay ngôi nhà của mình nhé.

Cọc bê tông cốt thép đúc sẵn là loại cọc được sử dụng rất rộng rãi trong công việc dành cho các công trình có chiều sâu của móng cao. Để có thể chịu được một ngang lớn, cọc bê tông được làm bằng một loại bê tông cốt thép thường M>200, chiều dài của cọc có thể từ 5 cho đến 20, có khi lên tới 25m, chiều dài của cọc đúc phụ thuộc vào điều kiện thi công ( thiết bị để chế tạo, lắp đặt, vận chuyển… ) và còn liên quan đến tiết diện chịu lực.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *